Chứng Nhận Hợp Quy Hợp Chuẩn Vietcert - Deming - Supervisor 3A

Hotline: 0905 737 969 - Trưởng Phòng Chứng Nhận - Nguyễn Thị Thanh Biên .

Chứng Nhận VietGAP Trồng Trọt - Chăn Nuôi

Chuyên viên: Trần Thị Huyền - 0903 515 324

Xuất Nhập Khẩu - Logistics

Chuyên Viên: Trịnh Thị Hằng Nga - 0903 012 450

Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Hotline: Nguyễn Thị Thanh Biên - 0905 737 969

Chứng nhận: ISO 9001 - ISO 14001 - IS0 22000 - HACCP

Chuyên Viên: Phạm Thị Trinh - 0903 547 299

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN VIETGAP

VIETGAP ĐEM LẠI LỢI ÍCH NHƯ THẾ NÀO??? 
     
VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hướng dẫn nhà sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên cơ sở kiểm soát các mối nguy.

 VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Bảo vệ môi trường
  • Bảo đảm sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội
  • Bảo đảm chất lượng sản phẩm

Để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, người sản xuất cần nghiên cứu và áp dụng quy trình VietGAP theo đối tượng cây trồng dự kiến sản xuất, sau đó hãy tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo VietGAP có đạt hay không. Tiếp đến hãy liên hệ với các tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt chỉ định trong mục “Tổ chức chứng nhận VietGAP” ​để được hướng dẫn đăng ký chứng nhận.

Lợi ích khi áp dụng VietGAP

  • Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.


Nông dân trồng rau áp dụng Vietgap
  • Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
  • Đối với doanh nghiệp: chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.


  • Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
Nếu có nhu cầu hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ:
Ms Nga - 0903 012 450

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH TRONG VỰC PHÂN BÓN

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC PHÂN BÓN VỚI MỨC PHẠT TỐI ĐA LÊN ĐẾN 200 TRIỆU ĐỒNG


Theo nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phân bón. Mức phạt tối đa lên đến 200 triệu đồng đối với tổ chức và 100 triệu đồng đối với cá nhân.


                                           Đoàn thanh tra kiểm tra cở sở phân bón


Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi:

  Không có khu vực chưa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt

   Không có kệ hoặc bao lót để sắp xếp đặt phân bón thành phẩm

   Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón trong định kì 2 năm liên tiếp hoặc báo cáo đột xuất khi cơ quan quản lý yêu cầu

    Không có phòng thử nghiệm được công nhận mà không có hợp đồng với PTN được chỉ định

 Phạt 10-15 triệu đồng đối với hành vi:

Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ Đại học trở lên một trong các chuyên ngành: trồng trọt, Bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông  học, hóa học, sinh học

      Không tuân thủ thời gian thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Xưởng sản xuất phân bón



     Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng

     Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm

     Không có quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 1 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ đóng gói phân bón)

Phạt từ 20-25 triệu đồng đồi với hành vi:
     Sử dụng dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không đáp ứng theo đúng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

Phạt tiền từ 25-30 triệu đồng đối với hành vi:
        Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường

        Không thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quản có thẩm quyền


  • Phạt tiền từ 60-70 triệu đồng đối với hành vi: Sản xuất phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức tối đa
  • Phạt tiền đến 80 triệu đồng đối với hành vi: vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
  • Phạt tiền từ 80-90 triệu đồng đối với hành vi: sản xuất phân bón không có quyết định công nhận lưu hành phân bón tại Việt Nam có giá trị dưới 200 triệu hoặc thu lợi bất chính dưới 100 triệu, trừ trường hợp sản xuất để nghiên cứ, khảo nghiệm, chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình.
 Đối với trường hợp sản xuất phân bón không có công nhận lưu hành có giá trị 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trờ lên trừ trường hợp sản xuất để nghiên cứ, khảo nghiệm, chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình thì cơ quan thẩm quyền thụ lý hồ sơ phải chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan tién hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu không khởi tố vụ ánh hình sự, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành hành chính thì phạt tiền từ 90 – 100 triệu đồng.

  Việc quản lý phân bón hiện nay còn nhiều bất cập do việc quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt, việc đăng ký và công bố chất lượng chưa phù hợp mục đích, khó kiểm soát chất lượng phâ bón.

   Hơn nữa, điều kiện về cấp giấy phép chưa chặt chẽ dẫn đến số lượng cơ sở sản xuất phân bón nhiều và đầu ra của các cơ sở sản xuất chưa đảm bảo chất lượng.

    Để cập nhật nhưng thông tin mới nhất về lĩnh vực Nông nghiệp. Hãy liên hệ:
Ms Nga- Hotline: 0903 505 830
Mail: nghiepvu01.vietcert@gmail.com

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

DEMING - DỊCH VỤ HIỆU CHUẨN CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐO

DEMING - DỊCH VỤ HIỆU CHUẨN CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐO
-------------------------------
         Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. 



          Để đảm bảo tạo sự tin cậy đối với các sản phẩm cung cấp ra bên ngoài, đồng thời kiểm soát tính ổn định, chính xác của các thiết bị, dụng cụ, phương tiên đo tại doanh nghiệp. Việc hiệu chuẩn  định kỳ là điều kiện bắt buộc.



        Hiệu chuẩn được thực hiện ở các đơn vị có năng lực và đã được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lượng chứng nhận.

        Viện năng suất chất lượng Deming, đã đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đối với lĩnh vực hoạt động Quả cân, cân, Tủ nhiệt, lò nhiệt, thiết bị điều nhiệt, thiết bị tạo nhiệt trong phòng thí nghiệm, nồi hấp, thước vạch theo quyết định 2021/TĐC-ĐL ngày 12/07/2019
Deming với đội ngũ chuyên gia, kĩ thuật dày dăn kinh nghiệm. Rất mong muốn được phục vụ quý khách hàng
Hotline: 0905357459

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ & THỦ TỤC CHO HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU

   
Hiện nay, trên thị trường các dòng bánh kẹo rất phong phú, đa dạng cả về mẫu mã và chủng loại. Đồng thời các dòng sản phẩm mới được tung ra thị trường tăng không ngừng. Thị hiếu người tiêu dùng thường chuộng các sản phẩm ngoại, vì luôn nghĩ sản phẩm ngoại tốt hơn, đảm bảo khi sử dụng và làm quà biếu sang trọng hơn. Nắm được nhu cầu đó, các doanh nghiệp luôn muốn nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo về bán rất nhiều, đặt biệt vào các dịp lễ, tết. Nhưng cũng không ít một số doanh nghiệp thắc mắc và chưa nắm được quy trình nhập khẩu các mặt hàng này như thế nào, làm sao để bán hàng ra được thị trường.

Bánh kẹo nhập khẩu là sản phẩm nằm trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định mới nhất của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 2 tháng 2 năm 2019 thì bánh kẹo nhập khẩu là thực phẩm cho phép doanh nghiệp tự công bố chất lượng bánh kẹo nhập khẩu. Theo đó khi nhập khẩu bánh kẹo, doanh nghiệp phải tự thực hiện kiểm tra chất lượng theo các tiêu chí mà Bộ Y tế đưa ra, đồng thời phải soạn thảo hồ sơ tự công bố nộp lên cơ quan chức năng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Chính vì những khó khăn trong quy định mới này khiến cho nhiều doanh nghiệp loay hoay, không biết phải thực hiện tự công bố sản phẩm như thế nào. Vì thế, VietCert sẽ hỗ trợ doanh nghiệp làm các thủ tục công bố hàng hóa thực phẩm là bánh kẹo nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc công bố sản phẩm…

QUY TRÌNH, THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÁNH KẸO

 Bước 1: Nhập mẫu mã sản phẩm bánh kẹo sẽ nhập về trước, nhập mẫu về tiến hành làm thủ tục Tự công bố vệ sinh an toàn cho sản phẩm theo hướng dẫn tại Điều 4, 5 trong Nghị định 15/2018/NĐ - CP.
Bước 2: Sau khi thông tin sản phẩm được công bố trên trang web của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì nhập hàng về. Hàng về đến cảng tiến hành đăng kí kiểm tra chất lượng ở cổng thông tin một cửa, sau đó được cấp số đăng ký thì mang đến đơn vị kiểm tra chất lượng được chỉ định để đăng ký.
Bước 3: Ra cảng mở tờ khai hải quan, đem công văn mang hàng về bảo quản và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng để mang hàng về kho bảo quản.
Bước 4: Sau khi cơ quan kiểm tra chất lượng được chỉ định ra thông báo của lô hàng thì nộp thông quan hàng và bán hàng ra thị trường.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN CỦA VIETCERT

1.  Tư vấn các pháp lý liên quan quan đến việc công bố chất lượng tại Việt Nam, các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường
2. Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp.
3. Xây dựng chỉ tiêu thử nghiệm (nhằm tối ưu về chi phí, thời gian thử nghiệm và đủ các yêu cầu chỉ tiêu), gửi mẫu về PTN và nhận kết quả.
4. Xây dựng bộ hồ sơ tự công bố và nộp cơ quan quản lý
5. Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ và các vấn đề phát sinh.
6. Làm đơn đăng kí kiểm tra nhà nước.

YÊU CẦU KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1. Giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm
2. Một bộ hồ sơ nhập khẩu (Invoice, packing list, bill of lading, contract, hợp đồng)
3. Mẫu sản phẩm để gửi PTN.
4. Nhãn bao bì sản phẩm

Từ ngày 24 tháng 10 năm 2018, Viện năng suất chất lượng Deming được bộ Công thương chỉ định thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert:

  1. Đà Nẵng 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  2. Phòng thử nghiệm Lô 21-22, B1.6, KDC Quang Thành 3B, đường Phạm Văn Ngôn, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
  3. Hà Nội Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
  4. Hồ Chí Minh Phòng 305, Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  5. Hải phòng Số Phòng 312, Tầng 3, Tòa nhà Khách sạn Thắng Lợi, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, TP Hải Phòng
  6. Cần Thơ Số P.20, lô B, Chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ
  7. Đắc Lắc Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc

Vui lòng liên hệ Ms Trinh: 0903 547 299 để được tư vấn thêm.

TẠI SAO CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH

1. Tại sao cần chứng nhận hợp quy giấy?

  • Khăn giấy và giấy vệ sinh là những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày và có tác động trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Sản phẩm giấy kém chất lượng có thể gây ra dị ứng, viêm da hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc cùng nhiều hậu quản nghiêm trọng khác. Do đó, Bộ Công Thương đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT để kiểm soát chất lượng cho mặt hàng này theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT và Thông tư số 33/2016/TT-BCT.
  • QCVN 09:2015/BCT quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu cơ lý, hóa học, vi sinh, phương pháp thử, các yêu cầu về ghi nhãn và các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue và giấy tissue dạng cuộn lớn được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Như vậy, tất cả các sản phẩm chưa có hoặc không có dấu hợp quy (dấu CR) trên bao bì sản phẩm là hàng hóa chưa đạt chất lượng theo quy chuẩn trên và không được lưu thông trên thị trường từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.



2. Dịch vụ chứng nhận hợp quy giấy của Vietcert
Ngày 23/04/2018, Bộ Công thương chỉ định Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcrt thực hiện việc chứng nhận các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh theo quyết định số 4048/QĐ-BCT

Do nhu cầu thực tế từ các công ty sản xuất, phân phối và xuất nhập khẩu khăn giấy, giấy vệ sinh cũng như giấy tissue tại Việt Nam trước quy định thực hiện quy chuẩn quốc gia QCVN 09:2015/BCT, Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert tự hào là đơn vị uy tín, thương hiệu tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp về dịch vụ chứng nhận  được đánh giá chỉ định của Bộ Công Thương về chứng nhận hợp quy khăn giấy, giấy vệ sinh.

Cần thêm thông tin, hay cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Liên hệ : Trịnh Nga -  0903 012 450
Mail :trinhngavietcert@gmail.com

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN NÀO SẼ PHẢI KHẢO NGHIỆM THEO BẢN DỰ THẢO LUẬT MỚI THAY THẾ NĐ 202/2013/NĐ -CP

NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN NÀO SẼ PHẢI KHẢO NGHIỆM THEO BẢN DỰ THẢO LUẬT MỚI THAY THẾ NĐ 202/2013/NĐ -CP
--------------0-0-------------


     Bản dự thảo mới nhất được soạn thảo vào ngày 20/4/2017, khi ban hành sẽ được áp dụng luôn mà không cần một vb nào thêm để hứớng dẫn.
      Theo đó, điều được rất nhiều đơn vị quan tâm, lo lắng hiện nay. Trong quá trình tư vấn, những câu hỏi mà gần như ngày nào tôi cũng gặp trong mấy tháng nay như:


 - Phân vô cơ có phải khảo nghiệm hay không?
- Những loại nào được miễn khảo nghiệm hay cứ phân bón chưa đăng ký là khảo nghiệm?
- Thế NPK mà cũng phải khảo nghiệm à ? 
- Phân bón giờ công bố hợp quy rồi mai mốt có phải khảo nghiệm lại không con ?

  Điều này được quy định rõ trong điều 14 của bản dự thảo
     Điều 14. Nguyên tắc chung về khảo nghiệm phân bón
1. Các loại phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận để đưa vào Danh mục trừ các loại phân bón đơn và phân bón phức hợp sử dụng để bón rễ.
2. Các loại phân bón lá, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm tại các tổ chức đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
3. Các loại phân bón phải được khảo nghiệm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được tự tiến hành khảo nghiệm khi có các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 16 của Nghị định này.
4. Các loại phân bón quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 10  phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp. Các loại phân bón quy định tại điểm d khoản  1 Điều 10 chỉ phải khảo nghiệm diện rộng.
5. Phân bón mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương) được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
6. Căn cứ thực hiện khảo nghiệm phân bón là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Trong thời gian chưa có QCVN hoặc TCVN, việc khảo nghiệm phải thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm cho một loại phân bón dựa trên liều lượng bón được xác định cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế, nhưng không được vượt quá 30 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 50 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.

  Như vậy những loại phân bón không phải khảo nghiệm sẽ có:
    1. Phân bón đơn bón rễ (đạm, lân, Kali) ;
    2. Phân phức hợp bón rễ-  là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học.
   3. Phân bón mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương) được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

   Còn lại mọi loại phân không thuộc 3 trường hợp nêu trên đều bắt buộc tiến hành khảo nghiệm trước khi đưa ra thị trường. Việc này gây rất nhiều lo lắng cho các nhà sản xuất, nhập khẩu phân bón. Tuy tới thời điểm hiện nay luật mới vẫn chưa được ban hành nhưng các thủ tục đã dần được chuyển giao giữ Bộ công Thương và Bộ Nông nghiệp, hiện Bộ Công Thương đã không còn trách nhiệm trong vđ về phân bón theo NĐ 98/2017/NĐ - CP ngày 18/8/2017.

Cần thêm thông tin, hay cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Liên hệ : Trịnh Nga -  0903 012 450
Mail :trinhngavietcert@gmail.com
PHÒNG PHÂN BÓN , THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
                                            
                                         Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 

  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 

  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING – TUYỂN DỤNG


👉👉 05 CHUYÊN VIÊN KINH DOANH - Làm việc tại  Hà Nội; Hải Phòng; Đà Nẵng; HCM; Cần Thơ; Gia Lai; Đắk Lắk; Long An.

Mô tả công việc:

- Liên hệ khai thác, làm việc với khách hàng, tư vấn các gói chứng nhận hệ thống ISO, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm.

- Ký kết hợp đồng chứng nhận, hợp đồng thử nghiệm với các công ty khách hàng.

- Hỗ trợ các dịch vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, hồ sơ công bố hợp chuẩn hợp quy, hỗ trợ về mẫu mã thử nghiệm, chứng nhận.

- Có cơ hội tiếp xúc làm việc với các Bộ, Sở, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp lớn về chứng nhận, thử nghiệm, giám định.

🗒🗒YÊU CẦU

1. Giới tính nam, nữ; Độ tuổi từ 21 - 28 tuổi.

2. Hệ cao đẳng, đại học. Không yêu cầu kinh nghiệm.

3. Cẩn thận, chịu khó, cầu tiến trong công việc, chịu được áp lực.

💰💰QUYỀN LỢI

1. Mức lương: thỏa thuận

2. Được hưởng các chế độ BHXH theo quy định pháp luật

3. Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đa dạng văn hóa vùng miền. Được đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc từ cơ bản đến chuyên sâu.

4. Được tham gia các phong trào, các chuyến du lịch mà công ty tổ chức.

 THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31/07/2019.Lịch phỏng vấn lúc 9h sáng thứ 3,6 hàng tuần.

☎️☎️ Liên hệ: Thanh Biên  – 0905737969 

Mail: thanhbien.vietcert@gmail.com

Địa chỉ nộp hồ sơ Phòng vấn: 


Đắk Lắk: 12 Trần Nhật Duật, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Long An: Số 21, đường số 11, KDC phường 5, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An

TP.Hồ Chí Minh:102 Nguyễn Xí, Phường 26, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Cần Thơ:P020, Lô B, KDC Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ



QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HỢP QUY CỦA MÌNH - VIETCERT XIN ĐƯA RA QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

1. Chứng nhận hợp quy phân bón theo phương thức 5

Áp dụng: phân bón sản xuất trong nước, phân bón nhập khẩu tiến hành đánh giá tại nguồn (nhà sản xuất tại nước sở tại)

  • Thời gian: 30 ngày, kể cả thời gian thử nghiệm ( có thể rút ngắn thời gian theo yêu cầu của quý khách khách hàng)
  • Thời hạn giấy chứng nhận: 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
  • Thời hạn giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy: 3 năm kể từ ngày có thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước.
Lưu ý: để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm phân bón lên cơ quan nhà nước, Vietcert xin hỗ trợ dịch vụ xây dựng hồ sơ cho doanh nghiệp. Đảm bảo nhận chi phí khi doanh nghiệp có bản thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước.

2. Chứng nhận hợp quy phân bón theo phương thức 7

Áp dụng: phân bón nhập khẩu, phân bón sản xuất trong nước theo đơn đặt hàng không sản xuất liên tục.

  • Thời gian: 7 ngày làm việc, kể cả thơi gian thử nghiệm mẫu
  • Thời hạn giấy chứng nhận: tính đến lúc nào tiêu thụ hết hàng hóa trên thị trường. (Không cố định thời gian)
  • Thời hạn giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy: giống thời hạn giấy chứng nhận hợp quy.
Lưu ý: để đảm bảo giải tỏa hàng hóa nhanh nhất. Vietcert xin nhận trách nhiệm xây dựng hồ sơ công bố hợp quy cho doanh nghiệp.



3. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

Theo Nghị Định 202, để đảm bảo điều kiện sản xuất phân bón thì yêu cầu tất cả doanh nghiệp sản xuất phân bón phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhanh nhất thì Vietcert cung cấp dịch vụ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
  • Thời gian: 50 ngày, có thể rút ngắn theo yêu cầu của khách hàng
  • Thời hạn giấy chứng nhận: 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
XIN LIÊN HỆ: Phạm Thị Trinh - 0903547299
     HOT LINE: Nguyễn Thị Thanh Biên - 0905 737 969  
       
     MAIL : thanhbien.vietcert@gmail.com

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CÁT XÂY DỰNG


CHỨNG NHẬN HỢP QUY CÁT Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 (Sản xuất trong nước) hoặc Phương thức đánh giá 7(Hàng nhập khẩu) theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Đánh giá quá trình sản xuất và kết hợp lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường)- Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.- Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
Liên hệ: Trần Thị Huyền   0903 515 324 để biết thêm chi tiết
Không có nhận xét nào: 

THỨ BA, 22 THÁNG 5, 2018


CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP




Chất lượng thép

Chứng nhận chất lượng thép xong là hoàn thành mọi thủ tục chất lượng sản phẩm. Bạn đã sai, sau khi chứng nhận hợp chuẩn thép hoàn thành thì bắt buộc đơn vị phải công bố hợp chuẩn lên cơ quan quản lý.

Việc công bố hợp chuẩn do chính đơn vị thực hiện. Để hỗ trợ quý doanh nghiệp nhanh thì Vietcert sẽ hoàn thành mọi hồ sơ để doanh nghiệp tự đi công bố. Vietcert sẽ chịu trách nhiệm và đảm bảo với quý khách hàng chờ có giấy tiếp nhận hợp chuẩn mới hưởng phí của gói dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - Vietcert là tổ chức được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định thực hiện chứng nhận chất lượng thép Cốt bê tông
Là đơn vị tư nhân để tìm được vị thế trên thị trường cạnh tranh với các tổ chức chứng nhận trực thuộc Nhà nước. Vietcert đã thực hiện chínhsách NHANH HƠN - THÔNG MINH HƠN.

NHANH HƠN: thời gian hoàn thành các dịch vụ chứng nhận, hỗ trợ khách hàng ngày càng nhanh hơn.

THÔNG MINH HƠN: Đưa ra các giải pháp tư vấn hỗ trợ thông minh giải quyết các thủ tục nghiệp vụ và quản trị các khách hàng, giúp khách hàng tác nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn.

         Hiện nay các đơn vị nhập khẩu thép rất quan tâm tới thời gian thực hiện chứng nhận thép nhập khẩu để thông quan. Đáp ứng nhu cầu của quý Doanh nghiệp nên chính sách NHANH HƠN - THÔNG MINH HƠN đã đáp ứng được thị hiếu của quý Doanh nghiệp.

Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.



Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ

Liên hệ: Trần Thị Huyền   0903 515 324 để biết thêm chi tiết

THỨ TƯ, 16 THÁNG 5, 2018


CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH, ĐÁ ỐP LÁT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH, ĐÁ ỐP LÁT

Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch ốp lát, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.

VÌ SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH, CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT
v Gạch ốp lát, đá ốp lát là các loại hàng hóa vật liệu xây dựng có quy định phải chứng nhận hợp quy theo thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD
v Gạch ốp lát, đá ốp lát là hàng hóa thuộc nhóm 2 thuộc nhóm hàng hóa có nguy cơ mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng

ĐƠN VỊ NÀO CẦN CHỨNG NHẬN GẠCH ỐP LÁT, CHỨNG NHẬN ĐÁ ỐP LÁT
v Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, gạch mosaic)
v Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm đá ốp lát

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN
v Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
v Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT- TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY

Liên hệ: Trần Thị Huyền   0903 515 324 để biết thêm chi tiết

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG 
Theo thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 thì việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm. VIETCERT là đơn vị chuyên Chứng nhận hợp quycông bố hợp quy vật liệu xây dựng.

QCVN 16:2014/ BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế  QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/08/2011 của Bộ xây dựng.

10 NHÓM HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC DANH MỤC QUY ĐỊNH TẠI QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 16/2014/BXD
v Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng
v Nhóm sản phẩm kính xây dựng
v Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa
v Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ
v Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe
v Nhóm sản phẩm gạch; gạch, đá ốp lát
v Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh
v Nhóm sản phẩm bê tông và vữa
v Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi
v Nhóm sản phẩm vật liệu xây

HỒ SƠ CÔNG BỐ CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG
v Bản công bố hợp quy;
v Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
v Kết quả thử nghiệm; Kết quả hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
v Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001.
v Kế hoạch giám sát định kỳ.
v Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Liên hệ: Trần Thị Huyền   0903 515 324 để biết thêm chi tiết

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH BÊ TÔNG, GẠCH KHÔNG NUNG!

1. Chứng nhận hợp quy gạch bê tông, gạch không nung! Thông tư 15/2014/TT-BLĐTBXH ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (QCVN 16:2014/BXD), theo đó 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc quy chuẩn trước khi đưa vào xây dựng phải được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức được chỉ định của Bộ Xây Dựng.
Các loại sản phẩm gạch không nung phải chứng nhận hợp quy:
– Gạch bê tông, gạch Block bê tông
– Gạch Terrazzo
– Gạch bê tông nhẹ – Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)
– Gạch bê tông nhẹ – Bê tông bọt, khí không chưng áp
Gạch bê tông, gạch không nung là sản phẩm được sản xuất từ hỗn hợp bê tông cứng, bao gồm xi măng, cốt liệu, nước, có hoặc không có phụ gia khoáng và phụ gia hóa học.
Chứng nhận hợp quy gạch bê tông, gạch không nung là việc đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm gạch bê tông, gạch không nung phù hợp với quy chuẩn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2014/BXD. Chứng nhận hợp quy gạch bê tông, gạch không nung phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất và đơn vị nhập khẩu.
Tiêu chuẩn áp dụng:
– TCVN 6477:2011: Tiêu chuẩn về gạch bê tông

2. Chứng nhận hợp quy gạch bê tông, gạch không nung DEMING
– Tổ chức chứng nhận uy tín với văn phòng đại diện và chi nhánh khắp các tỉnh thành giúp việc đánh giá nhanh và tiết kiệm tối đa chi phí cho đơn vị.
– Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên viên tư vấn nắm rõ các văn bản pháp luật để hỗ trợ những vướng mắc tốt nhất cho đơn vị;
– Ngày 7 tháng 12 năm 2015, Bộ Xây Dựng chỉ định bổ sung VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING về việc thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, theo đó VIỆN DEMING được chỉ định chứng nhận hợp quy gạch bê tông, gạch không nung phù hợp QCVN 16:2014/BXD.
Để được những thông tin hướng dẫn tốt nhất, xin vui lòng liên hệ trực tiếp!
Liên hệ: Trần Thị Huyền   0903 515 324 để biết thêm chi tiết

THỨ BA, 15 THÁNG 5, 2018


Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì?

Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế sẽ thường xuyên phải đăng ký các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường phù hợp với các quy chuẩntiêu chuẩn được quy định sẵn. Nhưng rất nhiều tổ chức, cá nhân lại không hiểu về vấn đề này. Nên trong bài viết này, Luật Việt Tín sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin liên quan đến chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Vấn đề hợp chuẩn, hợp quy được quy định tại Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và thông tư 28/2012/TT-BKHCN và thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ, quy trình nào cần phải chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy thì sẽ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Ví dụ như: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2010/TT-BXD thì các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định trong QCVN 16:2014/BXD bắt buộc phải chứng nhận hợp quy.

KHÁI NIỆM HỢP CHUẨN HỢP QUY

Theo quy định, chứng nhận hợp chuẩn được hiểu là việc xác nhận sản phẩm, dịch vụ, quy trình môi trường phù hợp với những tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn hay còn gọi là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, theo nguyên tắc thì thủ tục này là tự nguyện, nhưng theo yêu cầu của khách hàng, thì thủ tục này lại bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật thì tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn sẽ có thể lựa chọn phương thức đánh giá, tuy nhiên phải phù hợp với đối tượng chứng nhận. Đảm bảo kết quả chứng nhận khách quan, chính xác.
Chứng nhận hợp quy được hiểu là việc xác nhận các đối tượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn hay có tên gọi đầy đủ là chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với những đối tượng trên.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ

Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: NGUYỄN THỊ THANH BIÊN : 0905 737 969
Email: thanhbien.vietcert@gmail.com

THỨ BA, 3 THÁNG 4, 2018


CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ĐÁ ỐP LÁT 


1. Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.
Trong quy chuẩn có nêu rõ Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là bắt buộc đối với:
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, đá ốp lát tự nhiên)
– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát
2. Phương thức chứng nhận?
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.
3. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát?
– Đơn vị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký
– Sau khi đăng ký Vietcert hướng dẫn thực hiện chi tiết:
+ Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Vietcert báo phí và hướng dẫn các bước thực hiện
+ Đối với đơn vị nhập khẩu: Vietcert báo phí và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận cho lô đơn vị nhập khẩu, sau khi đăng ký → lấy mẫu thử nghiệm → Có kết quả thử nghiệm → Vietcert tiến hành đánh giá ra kết quả kiểm tra.
– Công bố hợp quy: Vietcert hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ Công bố hợp quy lên Sở Xây Dựng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
4. Tại sao nên được chứng nhận bởi Vietcert
–  Là trong ít đơn vị được Bộ xây dựng chỉ định chứng nhận cho 6 nhóm sản phẩm trong quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.
– Là tổ chức có văn phòng chi nhánh và đại diện khắp trên Việt Nam, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian
– Kết quả mang tính khách quan – chính xác
– Là đơn vị đa ngành với nhiều năm kinh nghiệm.
Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát và các vấn đề về pháp lý liên quan.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
Ms . Thanh Biên: 0905 737 969