Chứng Nhận Hợp Quy Hợp Chuẩn Vietcert - Deming - Supervisor 3A

Hotline: 0905 737 969 - Trưởng Phòng Chứng Nhận - Nguyễn Thị Thanh Biên .

Chứng Nhận VietGAP Trồng Trọt - Chăn Nuôi

Chuyên viên: Trần Thị Huyền - 0903 515 324

Xuất Nhập Khẩu - Logistics

Chuyên Viên: Trịnh Thị Hằng Nga - 0903 012 450

Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Hotline: Nguyễn Thị Thanh Biên - 0905 737 969

Chứng nhận: ISO 9001 - ISO 14001 - IS0 22000 - HACCP

Chuyên Viên: Phạm Thị Trinh - 0903 547 299

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

CHỨNG NHẬN ISO 14001: HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CHỨNG NHẬN ISO 14001:2015 – GIÚP DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LUẬT ĐỊNH



Theo quy định mới đưa ra tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 (Quy định tại Điều 22, mục 5 và Điều 25, mục 1 sửa đổi bổ sung Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường)

Vậy các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm những loại hình doanh nghiệp nào? Căn cứ Phụ lục IIa kèm theo Nghị định 40/2010/NĐ-CP, các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm các nhóm sau:

Nhóm I
- Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
- Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
- Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
- Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
- Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
- Thuộc da;
- Lọc hóa dầu;
- Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
Nhóm II
- Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Sản xuất clinker;
Nhóm III
- Chế biến mủ cao su;
- Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
- Chế biến mía đường;
- Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

ISO 14001 LÀ GÌ?
- Tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015 xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, cung cấp căn cứ để đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp.

- ISO 14001 chỉ ra một khuôn khổ mà tổ chức có thể tuân theo để xác định các tác động đến môi trường, thực hiện hệ thống kiểm soát để ngăn ngừa và giảm ô nhiễm, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý.

- ISO 14001 cho phép tổ chức có được nhận thức cần thiết về các vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động của tổ chức, giúp giảm chất thải và giảm tiêu hao năng lượng điện, tăng hiệu quả của các quy trình và máy móc, tiết kiệm chi phí của việc không tuân thủ pháp luật. ISO 14001 cho phép xác định và giám sát các mục tiêu đầy đủ để cải tiến liên tục, dựa trên đánh giá chính xác về rủi ro môi trường.

- Chỉ khi doanh nghiệp đạt đủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn, tổ chức chứng nhận mới được phép cấp chứng chỉ ISO 14001 cho doanh nghiệp. Chứng chỉ này như là minh chứng cho việc hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp được vận hành, duy trì một cách ổn định, tuân thủ các quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu ra trong tiêu chuẩn

ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 14001, DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GÌ?

- Ngày càng có nhiều công ty và tổ chức yêu cầu các nhà cung cấp và các bên liên quan của họ cam kết cải thiện hiệu suất môi trường. Chứng nhận ISO 14001 được công nhận là bước đầu tiên để đảm bảo độ tin cậy trong bối cảnh này. Vậy sau khi đạt chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích gì?

- Sự tin tưởng về trách nhiệm cộng đồng: Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng về cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức, doanh nghiệp.

- Thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động môi trường: Thông qua việc xác lập các mục tiêu cụ thể trong chính sách môi trường và thường xuyên giám sát đo lường kết quả thực hiện để duy trì hệ thống.

- Tiết kiệm chi phí: Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.

- Giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ pháp lý phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm.

- Tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý: ISO 14001 được thiết kế để có thể hoàn toàn tương thích và tích hợp được với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 45001 hoặc OHSAS về An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp, và ISO 50001 về tiết kiệm năng lượng…

Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 
-------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline/Zalo: 0905. 737.969 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TẤM THẠCH CAO VÀ PANEL THẠCH CAO CÓ SỢI GIA CƯỜNG

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TẤM THẠCH CAO VÀ PANEL THẠCH CAO CÓ SỢI GIA CƯỜNG
   

 
1. Tấm thạch cao và panel thạch cao có sợi gia cường là gì?
¬ Tấm thạch cao là sản phẩm chứa phần lõi thạch cao không cháy (hàm lượng CaSO4.2H2O lớn hơn 70%), bề mặt có lớp giấy được dính chặt với lõi.
¬ Panel thạch cao có sợi gia cường là sản phẩm có thành phần chính là thạch cao và sợi gia cường được phân tán trên toàn bộ sản phẩm.
    2. Căn cứ chứng nhận hợp quy Tấm thạch cao và panel thạch cao có sợi gia cường
Theo thông tư số 19/2019/BXD thì Tấm thạch cao và panel thạch cao có sợi gia cường phải được chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường theo quy định của QCVN 16:2019/BXD.
    3. Phương thức chứng nhận
¬ Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy tấm thạch cao theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với mỗi kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
¬ Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
¬ Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Quý khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn chứng nhận, báo phí hợp quy, kiểm tra chất lượng vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Phone/Zalo: 0935 711 299
Web: https://vietcert.org/
Trân trọng./

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

VIETCERT - CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG ( HỢP QUY SƠN NƯỚC)


 CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG ( HỢP QUY SƠN NƯỚC

Căn cứ Thông tư 10/2017 – BXD ban hành ngày 29/09/2017 kèm theo QCVN 16:2017/BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì sơn tường dạng nhũ tương ( sơn nước) sản xuất/ nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.


Các sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc QCVN 16:2017/BXD nói chung và các sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương ( sơn nước) kể trên nói riêng, trước khi lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.


Quy trình chứng nhận:


  1.  Quý khách hàng thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy theo form mẫu của Deming
  2.   Deming sẽ xem xét hồ sơ và tiếp nhận nếu hồ sơ đạt yêu cầu
  3.  Chuyên gia Deming  thực hiện kiểm tra kho bãi và lấy mẫu thử nghiệm
  4.  Deming tiến hành thử nghiệm mẫu và thông báo kết luận về sự phù hợp của sản phẩm

Deming có đầy đủ năng lực thử nghiệm và chứng nhận các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp tất cả các tiêu chuẩn Việt Nam và QCVN 16:2019/BXD.


Hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi có đội ngũ chuyên viên đầy kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, xử lý và giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng trong thời gian nhanh nhất và chi phí tối ưu nhất.

Xin chân thành cảm ơn!


Mọi chi tiết xin liên hệ:

Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Liên hệ: Ms. Thanh Phương – 0935.711.299/ Mr Ấn – 090.595.2099

VIETCERT - CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY

 

Từ ngày 1/1/2019 Sản phẩm dệt may phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định của pháp luật. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện thông qua bài viết “Hướng dẫn công bố hợp quy sản phẩm dệt may” dưới đây:

 

CĂN CỨ PHÁP LÝ:


-          Thông tư 21/2017/TT-BCT.

-          Quyết định số 560/QĐ-BCT.

-          Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

-          Thông tư 02/2017/TT-BKHCN.

-          Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

 

CÁC HÌNH THỨC CÔNG BỐ HỢP QUY: 


  • Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)

-          Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;

-          Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP .

  • Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)

-          Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;

-          Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định  107/2016/NĐ-CP.

 

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY BAO GỒM:


Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

-          Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);

-          Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

+ Tên sản phẩm, hàng hóa;

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

+ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

-          Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);

-         Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert

Hotline/Zalo: 0905 527 089
#VietCertCentre

#Sup 3C

VIETCERT - GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI


 I. Định nghĩa

- Giám định thương mại là hoạt động đòi hỏi sự đầu tư lớn về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất. Quy trình tác nghiệp trong công tác giám định phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề của giám định viên và có cơ sở trang thiết bị phù hợp.

- Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

=> Định nghĩa này cho thấy, giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo Điều 255 Luật Thương mại, giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.


II. Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại


Điều 3 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại:

1. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

2. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.

3. Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.


III. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

 

- Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định.

Căn cứ quy định tại Điều 257 Luật Thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể: Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

b) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

c) Có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trên, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình);

3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện quy định của pháp luật.

 

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. VIETCERT mong muốn sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.


QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT

 

- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;

- Được quảng bá thông tin doanh nghiệp trên website tổ chức.

 

Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!

 

Hotline/Zalo: 0905 527 089 – Email: info@vietcert.org

 

VIETCERT - CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 84/2019/NĐ-CP

             Trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới và khu vực, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Cùng với sự “lấn sân” của các loại phân bón ngoại nhập, nạn phân bón giả… việc khẳng định chất lượng và thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước chưa được quan tâm đúng mức.


Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức với những giải pháp linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ. Để làm được điều này, dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón và thử nghiệm phân bón của VietCert hân hạnh đồng hành cùng Quý doanh nghiệp và khách hàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm, xây dựng và nâng tầm thương hiệu của Quý doanh nghiệp.

  • Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP Phân loại phân bón:

1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.

5. Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.



  • Mục 4 Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định: Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.

  • Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy phân bón

 

1. Lợi ích đối với doanh nghiệp:

 

Chứng nhận hợp quy phân bón là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về phân bón.

 

Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy phân bón, doanh nghiệp có cơ hội hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng để từ đó duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn tương ứng; giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí do phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

 

Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.



 

2. Lợi ích đối với người tiêu dùng:

 

Sản phẩm phân bón đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

 


3. Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:

 

Sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.



  • VietCert tự hào là đơn vị được Cục Bảo Vệ Thực Vật chỉ định việc chứng nhận/thử nghiệm sản phẩm phân bón. Với kinh nghiệm hàng chục năm trong thị trường tư vấn, đánh giá sự phù hợp, VietCert cam kết mang đến Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chi phí cạnh tranh và chất lượng hàng đầu.

Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 
-------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline/Zalo: 0905 527 089

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI - TẠO RA SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

Nắm bắt xu thế của thị trường, những năm qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên cả nước dã ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh và ổn định đầu ra, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap được xây dựng trên 4 tiêu chí:
  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
  • An toàn thực phẩm;
  • Môi trường làm việc
  • Truy tìm nguồn gốc sản phẩm 
Chính vì vậy, việc áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap đem lại nhiều lợi ích cho cả người chăn nuôi, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội như:
  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng; có nhiều lợi thế cạnh tranh,
  • Nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;
  •   Hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi;
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường;
  • Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý…
Nắm bắt được xu thế của thị trường và lợi ích mang lại, thời gian qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi.


Điển hình một số HTX, doanh nghiệp chăn nuôi lợn cho biết: Từ khi áp dụng quy trình chăn nuôi VietGap, sản phẩm của trang trại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Bởi lợn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap được kiểm soát chặt chẽ từ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại… đã hạn chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, việc chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình, thời gian nên thịt thơm ngon hơn hẳn so với nuôi tăng trọng.
Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap (nói riêng) hay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap (nói chung) là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp, vì chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối; giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội, hướng tới một ngành nông nghiệp phát triển bền vững

Tuy nhiên, thực tế sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap còn gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi thì đòi hỏi người chăn nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi để kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn chưa có sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng, do chưa có sự phân biệt về sản phẩm được chứng nhận VietGap và chưa được chứng nhận VietGap nên chưa khuyến khích được người sản xuất, chăn nuôi.

Để khuyến khích người chăn nuôi, HTX, doanh nghiệp cẩn mở rộng quy mô chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với việc triển khai có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp tốt, ban hành các quy định về một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản. Mở ra các chương trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap trên các địa bàn nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế cao và tạo đầu ra ổn định.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi nhằm hạ giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi trên sẽ đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; chăn nuôi tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định và là ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của cả nước.


Quý khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn chứng nhận, báo phí hợp quy, kiểm tra chất lượng vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Phone/Zalo: 0905 527 089
Trân trọng.

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TẤM THẠCH CAO VÀ PANEL THẠCH CAO CÓ SỢI GIA CƯỜNG

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TẤM THẠCH CAO VÀ PANEL THẠCH CAO CÓ SỢI GIA CƯỜNG

1.    Tấm thạch cao và panel thạch cao có sợi gia cường là gì?
Ø  Tấm thạch cao là sản phẩm chứa phần lõi thạch cao không cháy (hàm lượng CaSO4.2H2lớn hơn 70%), bề mặt có lớp giấy được dính chặt với lõi.
Ø  Panel thạch cao có sợi gia cường là sản phẩm có thành phần chính là thạch cao và sợi gia cường được phân tán trên toàn bộ sản phẩm.
2.    Căn cứ chứng nhận hợp quy Tấm thạch cao và panel thạch cao có sợi gia cường
Theo thông tư số 19/2019/BXD thì Tấm thạch cao và panel thạch cao có sợi gia cường phải được chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường theo quy định của QCVN 16:2019/BXD.
3.    Phương thức chứng nhận
Ø  Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
*    Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy tấm thạch cao theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
*    Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với mỗi kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
*    Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Ø  Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
*    Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
*    Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Ø  Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Quý khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn chứng nhận, báo phí hợp quy, kiểm tra chất lượng vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Phone/Zalo: 0935 711 299
Trân trọng./

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG



Căn cứ vào: 
Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN Ngày ban hành 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Quy chuẩn có ký hiệu QCVN 9:2012/BKHCN.

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ phát ra từ các thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Quy chuẩn kỹ thuật này không quy định về khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử.

Danh mục sản phẩm Thiết bị Tương thích điện từ:
– Thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích sử dụng tương tự được định nghĩa là các thiết bị được nối trực tiếp hoặc nối qua ổ cắm hoặc nối qua thiết bị đóng cắt đến nguồn điện hạ áp, sử dụng trong gia đình, trong thương mại và ở những nơi có mục đích sử dụng tương tự.Tương thích điện từ (EMC) là  khả năng hoạt động thoả đáng của thiết bị hoặc hệ thống trong môi trường điện từ và không tạo ra nhiễu điện từ quá mức làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của thiết bị khác trong môi trường đó.
Danh mục các thiết bị điện và điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này gồm 7 thiết bị: dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện, bóng đèn có balat lắp liền, máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh, tủ đá, điều hòa không khí.

– Thiết bị: 
máy hút bụimáy giặttủ lạnhtủ đáđiều hoà không khí dùng trong gia đình, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ, dụng cụ điện đun nước nóng tức thời  phải đảm bảo nhiễu điện từ do chúng phát ra không vượt quá các giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 7492-1 (CISPR 14-1), Tương thích điện từ – Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự – Phần 1: Phát xạ. Riêng bóng đèn có balat lắp liền theo TCVN 7186 (CISPR 15), giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số rađiô của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự.

Thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá; phải thực hiện chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

***** Ngày 06/6/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Trong đó quy định lộ trình đối với các thiết bị điện, điện tử phải chứng nhận hợp quy về tương thích điện từ.

Từ ngày 1/9/2019 máy sấy tóc phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.

Theo đó: máy sấy tóc; máy xay sinh tố; máy ép trái cây; máy xay thịt; máy đánh trứng; lò vi sóng; bếp điện (bao gồm bếp điện từ) sẽ được bổ sung vào diện được quản lý theo quy chuẩn.

Lộ trình áp dụng đối với các thiết bị điện, điện tử quy định tại Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN như sau:

- Máy sấy tóc: kể từ ngày 1/9/2019 phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường

- Lò vi sóng (kể cả loại kết hợp), bếp điện (bao gồm bếp điện từ): kể từ ngày 1/7/2021 phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.

- Máy xay sinh tố, máy ép trái cây, máy xay thịt, máy đánh trứng: kể từ ngày 1/7/2020 phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, Thông tư khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết điện và điện tử gia dụng áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện công bố hợp quy trước thời hạn có hiệu lực của Thông tư này.


Chứng nhận hợp quy:
Đối với 
thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước, nhập khẩu và kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy  về EMC theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) quy định trong phụ lục  của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc thử nghiệm phải được thực hiện bởi phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được thừa nhận của bên thứ ba.

Công bố hợp quy:

– Doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Trước khi đưa các thiết bị điện và điện tử ra lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp phải có trách nhiệm gắn dấu hợp quy lên thiết bị điện và điện tử đã được chứng nhận hợp quy theo quy định về chứng nhận hợp chuẩn chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Hotline: 0905 527 089
#VietCertCentre