Chứng Nhận Hợp Quy Hợp Chuẩn Vietcert - Deming - Supervisor 3A

Hotline: 0905 737 969 - Trưởng Phòng Chứng Nhận - Nguyễn Thị Thanh Biên .

Chứng Nhận VietGAP Trồng Trọt - Chăn Nuôi

Chuyên viên: Trần Thị Huyền - 0903 515 324

Xuất Nhập Khẩu - Logistics

Chuyên Viên: Trịnh Thị Hằng Nga - 0903 012 450

Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Hotline: Nguyễn Thị Thanh Biên - 0905 737 969

Chứng nhận: ISO 9001 - ISO 14001 - IS0 22000 - HACCP

Chuyên Viên: Phạm Thị Trinh - 0903 547 299

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

BẠN ĐANG GẶP VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU ?

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khoảng 100.000 tấn/năm. Trong đó thuốc BVTV nhập khẩu chiếm đến 80%, đây là con số không nhỏ vì vậy việc quản lý thuốc nhập khẩu càng ngày càng được quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ để đảm bảo về chất lượng thuốc BVTV khi nhập khẩu về thị trường Việt Nam.Vậy để nhập khẩu thuốc BVTV về cần những thủ tục như thế nào và quy trình ra sao sẽ được VietCert hướng dẫn trong bài viết dưới đây. 

I. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu ở đâu?

  1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng bao gồm thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm nhập khẩu trừ các trường hợp: thuốc bảo vệ thực vật mẫu; thuốc bảo vệ thực vật triển lãm hội chợ; thuốc bảo vệ thực vật tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu; thuốc bảo vệ thực vật quá cảnh chuyển khẩu; thuốc bảo vệ thực vật gửi kho ngoại quan; thuốc bảo vệ thực vật sử dụng với mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm; thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài và các loại thuốc khác nhập khẩu theo giấy phép không nhằm mục đích kinh doanh.
  2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.
  3. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Bảo vệ thực vật chỉ định thực hiện kiểm tra, được công bố trên website của Cục Bảo vệ thực vật.
  4. Lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu chỉ được thông quan khi có Thông báo của cơ quan hoặc tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này về kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu đáp ứng yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. Thuốc bảo vệ thực vật được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

II. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu

  1. Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
  2.  Bản sao chụp các giấy tờ sau:
  • Contract (Hợp đồng mua bán)
  • Invoice (Hóa đơn)
  • Bill of lading(Vận đơn (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt));
  • Giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật);
  • Packing list (Danh mục hàng hoá kèm theo): Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng (batch No.);
  • Tờ khai;
  • Giấy đăng ký thuốc hoặc giấy ủy quyền đăng ký;
  • Giấy chứng nhận chất lượng đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng.
----------------------------------------------

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Cục BVTV ủy quyền trong hoạt động Kiểm tra Nhà nước các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 113/QĐ-BVTV-KH


Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ:

️Liên hệ Hotline - 0905 527 089 
💌💌Mail: info@vietcert.org

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn

NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


NGUYÊN TẮC TRONG ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Bộ NNPNT ban hành thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV, trong đó có quy định các nguyên về đăng ký thuốc BVTV (điều 5, mục 1, chương II, thông tư 21/2015/TT -BNNPTNT)

1. Tất cả thuốc bảo vệ thực vật phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (gọi là danh mục thuốc).
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm không trực tiếp đứng tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật.
5. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký:
a) Được đăng ký 01 tên thương phẩm cho mỗi hoạt chất.
b) Chỉ đăng ký 01 hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc bảo vệ thực vật;
c) Được chuyển nhượng tên thương phẩm.
d) Không thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục trừ trường hợp cơ quan nhà nước yêu cầu
đ) Được thay đổi nhà sản xuất ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp nhà sản xuất ngừng cung cấp sản phẩm hoặc có sự thỏa thuận chấm dứt ủy quyền bằng văn bản giữa nhà sản xuất và tổ chức, cá nhân được ủy quyền.
6. Sau 05 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chính thức cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục, các tổ chức, cá nhân khác mới được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung tên thương phẩm mới cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đó.
7. Thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là hỗn hợp của các chất hóa học và sinh học được quản lý như thuốc hóa học.
----------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Cục BVTV chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
️Liên hệ Hotline - 0905 527 089
💌💌Mail: info@vietcert.org

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

MỘT SỐ NỘI DUNG THAY ĐỔI VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN CỦA NGHỊ ĐỊNH 84/2019-NĐ-CP


Vừa qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định số 84/2019-NĐ-CP (Nghị định 84) quy định về quản lý phân bón hướng dẫn Luật Trồng trọt thay thế cho Nghị định 108 ban hành ngày 20/9/2017 (Nghị định 108).


Nghị định 84 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 với nhiều điều khoản, quy định khác với Nghị định 108 theo hướng đơn giản và cắt giảm các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; có một số nội dung mới cần lưu ý như sau:

- Thứ nhất: Về phân loại phân bón được chia thành 3 nhóm là: Phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, phân bón sinh học (Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP). Việc phân loại chi tiết từng nhóm phân bón được thực hiện theo Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/8/2019 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón QCVN 01-189: 2019/BNNPTNT. Quy chuẩn này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

- Thứ hai: Về quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam: Nếu cấp trước ngày 1/1/2020 được sử dụng cho đến hết thời hạn lưu hành ghi trong quyết định (khoản 3 Điều 85 Luật Trồng trọt). Trước khi hết thời hạn lưu hành 3 tháng, tổ chức cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn (khoản 3 Điều 5 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

- Thứ ba: Về khảo nghiệm phân bón: Các loại phân bón không phải khảo nghiệm được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt.

- Thứ tư: Về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Trồng trọt.
Đối với các cơ sở sản xuất phân bón nếu buôn bán phân bón do mình sản xuất ra thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (quy định tại 1 Điều 42 Luật Trồng trọt).
Nghị định số 84/2019-NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020 sẽ giúp các doanh nghiệp phân bón có được sự ổn định về chính sách trong nhiều năm tới.

- Thứ năm: Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu: Quy định chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu (Khoản 3 Điều 21 Nghị định): quy định về điều kiện miễn giảm, thời gian miễn giảm kiểm tra là 12 tháng, tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng 20% trong vòng một năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên. 

- Thứ sáu: Về quảng cáo phân bón: Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc (khoản 2 Điều 24 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP). Riêng đối với hình thức quảng cáo hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện trước khi tiến hành quảng cáo ít nhất 2 ngày phải có văn bản thông báo với Sở NN-PTNT nơi tổ chức quảng cáo (khoản 3 Điều 24 Nghị định 84). 


HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ:
Hotline: 0905 952 099
Website: Vietcert.org 
Email: info@vietcert.org


Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
Cần Thơ: 151/73 Trần Hoàng Na, Ninh Kiều, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những mặt hàng có thể gây tác động đến môi trường và sức khỏe con người cho nên việc hợp quy thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại để giảm thiểu tác hại của thuốc và loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ra khỏi thị trường.
  • LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Là sự khẳng định của doanh nghiệp đến với người sử dụng và cơ quan có trách nhiệm kiểm soát là sản phẩm của họ an toàn đáng tin cậy được sản xuất với mục đích bảo vệ nông sản, mùa màng của nông dân và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tạo nên lợi thế cạnh tranh và chiếm được nhiều thị phần trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật nhờ sự tin cậy của người khách hàng.

Sản phẩm được công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn sẽ giúp nhà sản xuất giảm thiểu rủi ro và chi phí nếu chất lượng sản phẩm tung ra thị trường không phù hợp.

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao trên thị trường.

Nhà máy sản xuất thuốc BVTV
  1. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
  • Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả của tổ chức chứng nhận hợp quy hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy đúng mẫu ban hành của nhà nước

- Bản sao công chứng chứng nhận sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định

- Bản trình bày chung về các đặc tính của sản phẩm ,tính năng và công dụng của nó.
  • Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh của tổ chức cá nhân hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy đúng mẫu ban hành của nhà nước

- Bản trình bày chung về các đặc tính của sản phẩm, tính năng và công dụng của nó.

- Kết quả thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc địa điểm được chỉ định

- Kế hoạch quản lý và quy trình sản xuất được áp dụng theo đúng quy định

- Kế hoạch giám sát định kỳ

- Bản báo cáo hợp quy bao gồm đầy đủ tên đối tượng, nhãn hiệu, tài liệu kỹ thuật, tên địa chỉ doanh nghiệp sản xuất...

    2.  TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

- Tổ chức cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định

- Nộp hồ sơ công bố hợp quy và lấy giấy hẹn

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra sự phù hợp và trả kết quả cho cá nhân theo hẹn.

=> Những thông tin cơ bản trên đây mà VIETCERT chúng tôi cung cấp hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách. Ngoài ra VIETCERT chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện chứng nhận Hợp Quy Thuốc bảo vệ thực vật, ISO,… trên toàn quốc hiện nay, mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan, quý khách hãy liên hệ ngay cho VIETCERT để được hỗ trợ sớm và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Liên hệ Hotline - 0905 527 089
mail: info@vietcert.org

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng 
Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

THÔNG TƯ SỐ 34/2011/TT-BYT BAN HÀNH KÈM THEO CÁC QUY CHUẨN KĨ THUẬT VỀ BAO BÌ CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM.

THÔNG TƯ SỐ 34/2011/TT-BYT BAN HÀNH KÈM THEO CÁC QUY CHUẨN KĨ THUẬT VỀ BAO BÌ CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM.

1. THÔNG TIN CHUNG
Ngày  30/08/2011, Bộ Y tế đã có Thông tư số 34/2011/TT-BYT ban hành kèm theo các quy chuẩn kỹ thuật về bao bì chứa đựng thực phẩm sau:

QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp

QCVN 12-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại

Mới đây nhất, ngày 28/10/2015, Bộ Y tế cũng đã ra Thông tư số 35/2015/TT-BYT ban hành QCVN 12-4:2015/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đồng thời

Như vậy tính đến nay, các loại bao bì chứa đựng thực phẩm bằng kim loại, cao su, nhựa tổng hợp, thủy tinh, gốm sứ đù phải được chứng nhận hợp quy.

Bao bì chứa đựng thực phẩm

2. CÁC BƯỚC CHỨNG NHẬN HỢP QUY BAO BÌ CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM:

- Trường hợp nhập khẩu: lấy mẫu thử nghiệm + giấy tờ nhập khẩu như CO, CH, Packing list

- Trưởng hợp sản xuất trong nước: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, kế hoạch kiểm soát chất lượng (đánh giá quá trình sản xuất) + Thử nghiệm mẫu điển hình.

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

- Bao bì nhập khẩu: chứng nhận hợp quy theo lô: 20 ngày

- Bao bì sản xuất trong nước: chứng nhận theo phương thức 5: 30 ngày

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận hợp quy bao bì

5. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT

- Chi phí hợp lý, nhanh, đơn giản.

- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp.

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Ms Trịnh Nga - 0903 012 450

  Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng