Chứng Nhận Hợp Quy Hợp Chuẩn Vietcert - Deming - Supervisor 3A

Hotline: 0905 737 969 - Trưởng Phòng Chứng Nhận - Nguyễn Thị Thanh Biên .

Chứng Nhận VietGAP Trồng Trọt - Chăn Nuôi

Chuyên viên: Trần Thị Huyền - 0903 515 324

Xuất Nhập Khẩu - Logistics

Chuyên Viên: Trịnh Thị Hằng Nga - 0903 012 450

Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Hotline: Nguyễn Thị Thanh Biên - 0905 737 969

Chứng nhận: ISO 9001 - ISO 14001 - IS0 22000 - HACCP

Chuyên Viên: Phạm Thị Trinh - 0903 547 299

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

VIETCERT - CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG ( HỢP QUY SƠN NƯỚC)


 CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG ( HỢP QUY SƠN NƯỚC

Căn cứ Thông tư 10/2017 – BXD ban hành ngày 29/09/2017 kèm theo QCVN 16:2017/BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì sơn tường dạng nhũ tương ( sơn nước) sản xuất/ nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.


Các sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc QCVN 16:2017/BXD nói chung và các sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương ( sơn nước) kể trên nói riêng, trước khi lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.


Quy trình chứng nhận:


  1.  Quý khách hàng thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy theo form mẫu của Deming
  2.   Deming sẽ xem xét hồ sơ và tiếp nhận nếu hồ sơ đạt yêu cầu
  3.  Chuyên gia Deming  thực hiện kiểm tra kho bãi và lấy mẫu thử nghiệm
  4.  Deming tiến hành thử nghiệm mẫu và thông báo kết luận về sự phù hợp của sản phẩm

Deming có đầy đủ năng lực thử nghiệm và chứng nhận các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp tất cả các tiêu chuẩn Việt Nam và QCVN 16:2019/BXD.


Hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi có đội ngũ chuyên viên đầy kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, xử lý và giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng trong thời gian nhanh nhất và chi phí tối ưu nhất.

Xin chân thành cảm ơn!


Mọi chi tiết xin liên hệ:

Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Liên hệ: Ms. Thanh Phương – 0935.711.299/ Mr Ấn – 090.595.2099

VIETCERT - CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY

 

Từ ngày 1/1/2019 Sản phẩm dệt may phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định của pháp luật. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện thông qua bài viết “Hướng dẫn công bố hợp quy sản phẩm dệt may” dưới đây:

 

CĂN CỨ PHÁP LÝ:


-          Thông tư 21/2017/TT-BCT.

-          Quyết định số 560/QĐ-BCT.

-          Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

-          Thông tư 02/2017/TT-BKHCN.

-          Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

 

CÁC HÌNH THỨC CÔNG BỐ HỢP QUY: 


  • Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)

-          Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;

-          Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP .

  • Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)

-          Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;

-          Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định  107/2016/NĐ-CP.

 

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY BAO GỒM:


Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

-          Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);

-          Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

+ Tên sản phẩm, hàng hóa;

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

+ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

-          Bản công bố hợp quy (theo Mẫu);

-         Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert

Hotline/Zalo: 0905 527 089
#VietCertCentre

#Sup 3C

VIETCERT - GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI


 I. Định nghĩa

- Giám định thương mại là hoạt động đòi hỏi sự đầu tư lớn về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất. Quy trình tác nghiệp trong công tác giám định phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề của giám định viên và có cơ sở trang thiết bị phù hợp.

- Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

=> Định nghĩa này cho thấy, giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo Điều 255 Luật Thương mại, giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.


II. Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại


Điều 3 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại:

1. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

2. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.

3. Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.


III. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

 

- Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định.

Căn cứ quy định tại Điều 257 Luật Thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể: Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

b) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

c) Có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trên, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình);

3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện quy định của pháp luật.

 

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. VIETCERT mong muốn sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.


QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT

 

- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;

- Được quảng bá thông tin doanh nghiệp trên website tổ chức.

 

Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!

 

Hotline/Zalo: 0905 527 089 – Email: info@vietcert.org

 

VIETCERT - CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 84/2019/NĐ-CP

             Trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới và khu vực, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Cùng với sự “lấn sân” của các loại phân bón ngoại nhập, nạn phân bón giả… việc khẳng định chất lượng và thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước chưa được quan tâm đúng mức.


Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức với những giải pháp linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ. Để làm được điều này, dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón và thử nghiệm phân bón của VietCert hân hạnh đồng hành cùng Quý doanh nghiệp và khách hàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm, xây dựng và nâng tầm thương hiệu của Quý doanh nghiệp.

  • Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP Phân loại phân bón:

1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.

5. Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.



  • Mục 4 Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định: Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.

  • Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy phân bón

 

1. Lợi ích đối với doanh nghiệp:

 

Chứng nhận hợp quy phân bón là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về phân bón.

 

Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy phân bón, doanh nghiệp có cơ hội hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng để từ đó duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn tương ứng; giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí do phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

 

Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.



 

2. Lợi ích đối với người tiêu dùng:

 

Sản phẩm phân bón đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

 


3. Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:

 

Sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.



  • VietCert tự hào là đơn vị được Cục Bảo Vệ Thực Vật chỉ định việc chứng nhận/thử nghiệm sản phẩm phân bón. Với kinh nghiệm hàng chục năm trong thị trường tư vấn, đánh giá sự phù hợp, VietCert cam kết mang đến Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chi phí cạnh tranh và chất lượng hàng đầu.

Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 
-------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline/Zalo: 0905 527 089